Nếu bạn là người Việt Nam chắc chắn không còn xa lạ với lá tía tô và hẳn trong vườn của nhiều gia đình cũng đang trồng loại cây này. Vậy bạn đã biết công dụng của tía tô và sự kết hợp vô cùng đặc biệt với mật dừa nước chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
1.Tía tô và công dụng của chúng
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng.
Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Uống nước lá tía tô mỗi ngày bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin - nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
Lá tía tô
2. Mật dừa nước cô đặc
Mật Dừa Nước Cô đặc chính là mật được chiết xuất từ cuống buồng dừa nước được cô đặc với công nghệ hiện đại, giữ lại hàm lượng cao các thành phần dinh dưỡng, tạo cho sản phẩm hương vị đậm đà thơm ngon.
Mật dừa nước cung cấp hơn 9 loại axit amin, Vitamin C, Vitamin nhóm B, các khoáng chất như Kali, Magie, Natri, Canxi. Vì sản phẩm 100% thiên nhiên nên được sử dụng như là một chất làm ngọt thuần chay thay thế đường, mật ong. Mật Dừa Nước cô đặc phù hợp cho mọi nhà, cả người ăn chay, ăn kiêng với chỉ số đường huyết thấp, được sử dụng ngày càng phổ biến và chế biến được rất nhiều món ăn, thức uống vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.
Mật dừa nước cô đặc VIETNIPA
3. Cách nấu nước tía tô kết hợp mật dừa nước
Một công dụng rất đặc biệt từ tía tô nữa chính là uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Nước lá tía tô
Để tăng thêm hương vị cho nước tía tô, có thể kết hợp thêm mật dừa nước để thêm vị ngọt lại thêm dưỡng chất bảo vệ sức khỏe
Nguyên liệu:
- Lá tía tô tím 300~400g
- Nước 2 lít
- Mật dừa nước
- Nước cốt chanh tươi
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho nước cốt chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Khi rót ra ly uống có thể pha thêm mật dừa nước với tỷ lệ tham khảo sau (hoặc gia giảm theo khẩu vị): 20mL Mật dừa nước + 150mL nước tía tô + đá (uống lạnh sẽ ngon hơn).
Tía tô vẫn hay quen gọi là một loại rau thơm rất tốt cho sức khỏe và mật dừa nước cũng thế, sự kết hợp này như một bài thuốc giúp cơ thể được thanh lọc và bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, bạn hãy thử nhé!
Xem thêm:
Đường Dừa Là Gì? Đường Dừa Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn
Đường Dừa Và Đường Tinh Luyện Khác Nhau Như Thế Nào?
THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM