Do thiếu hụt insulin trong máu khiến nồng độ glucose trong máu của người bệnh tiểu đường luôn cao. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, thể dục và thuốc điều trị. Trong đó, ăn uống có vai trò rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo top 7 món ăn cho người tiểu đường ở bài viết dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhé.
Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
1. Thịt nạc heo xào cần tây
Công dụng:
Giúp những người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.
Chuẩn bị:
- Thịt heo (50g): rửa sạch và thái nhuyễn
- Rau cần tây (300g): cắt bỏ rễ, rửa sạch và cắt khúc
- Trứng gà: 1 quả
- Cà chua 1 quả
- Vài lát gừng tươi thái nhuyễn
- 10g bột năng
- Hành tím: 1 củ, băm nhỏ.
- Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Cách làm:
Cho cà chua vào chảo với ít nước và xào đến đi chín mềm, sau đó cho cần tây và gừng vào đảo đều. Nêm với ít muối, bột ngọt cho vừa miệng trước khi tắt bếp.
- Tiếp theo, trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.
- Khử dầu nóng với ít hành, sau đó cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Khi thịt chín, cho phần khoai đã xào vào đảo đều. Nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp. Đây là món ăn cho người tiểu đường vừa bổ dưỡng vừa đơn giản dễ làm.
Thịt nạc heo xào cần tây
2. Canh hẹ đậu hũ
Công dụng:
Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu.
Chuẩn bị:
- Hẹ tươi (150g): rửa sạch và cắt khúc
- Tôm khô (30g): ngâm nở và giã nát
- Cà chua: 1quả, thái múi cau
- Đậu phụ: 2 bìa, để ráo và cắt miếng vuông
- Gia vị: hành tím băm, ít muối và hạt nêm
Cách làm:
Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm khô vào xào. Khi dậy mùi thơm, đổ nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho thêm đậu phụ, hẹ và cà chua vào nấu cùng. Nêm lại gia vị với ít muối và hạt nêm.
3. Canh khổ qua nhồi thịt
Món ăn cho người tiểu đường tiếp theo chính là món ăn quốc dân của Việt Nam ngày tết
Công dụng:
Khổ qua từ xưa đã được biết đến là một loại quả có có khả năng chữa nhiều bệnh, trong đó có tác dụng hạ đường huyết vì nó có hoạt chất charantin, glycosid steroid tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin. Mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose. Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng chống ôxy hóa giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và chậm lão hóa.
Chuẩn bị:
Mướp đắng, thịt nạc vai xay nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ, hành, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Cách làm:
Mướp đắng cắt đầu đuôi, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành khúc chừng 3-5cm.
Thịt nạc vai xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, thêm một chút gia vị cho vừa vặn rồi nhồi vào từng khúc mướp đắng vừa cắt.
Đun nước sôi, sau đó cho từng khúc mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi. Đun chừng 10 phút cho cả mướp đắng và thịt đều chín rồi cho hành, mùi tàu vào và tắt bếp. Hãy bổ sung món ăn cho người tiểu đường này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh nhé.
Canh khổ qua nhồi thịt
4. Nấm xào cải xanh
Công dụng:
Dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.
Chuẩn bị:
- Cải xanh (350g): làm sạch và thái khúc
- Nấm hương tươi: 6 tai, cắt bỏ cuống, ngâm qua nước muối pha loãng
- 50g bắp non
- Hành tím: 1 củ, lột vỏ và băm nhỏ
Gia vị: 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và ít dầu ăn
Cách làm:
Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín thì cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Đến lúc món ăn chín thì nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp
Nấm xào cải xanh
5. Cháo cà rốt
Công dụng:
Cà rốt có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Nếu bạn bị đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao thì bạn nên ăn món cháo cà rốt.
Chuẩn bị:
Cà rốt tươi, gạo ngon để nấu cháo.
Cách làm:
Cà rốt rửa sạch, xắt miếng, nấu chung với gạo thành món cháo nhừ.
Bạn có thể ăn cháo vào buổi sáng và chiều trong vài ngày liền để có được hiệu quả tốt nhất.
Cháo cà rốt
6. Canh hẹ nấu trai
Công dụng:
Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng điều hòa và ổn định huyết áp, tiểu ít, huyết trắng… Món ăn này thích hợp với người bị đái tháo đường, lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm.
Chuẩn bị:
- Thịt trai sông: 150g
- Hẹ: 60 - 120g
- 1 quả mướp
- Nước lọc, gia vị
Cách làm:
Phi hành với chút dầu ăn cho thơm.
Cho trai vào đảo đều, thêm một chút hạt nêm.
Đổ nước luộc trai (nên lấy phần trên khi nước đã lắng) vào nấu sôi, sau đó cho hẹ, mướp vào.
Đun sôi thêm một lúc, nêm gia vị tùy theo ý thích.
Canh hẹ nấu trai
7. Canh tía tô và rau thơm nấu
Công dụng:
Món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.
Chuẩn bị:
- Gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới… Mỗi loại 10g
- Tía tô (30g): nhặt lấy lá
- 100g tôm nõn
Cách làm:
Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi. Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.
Canh tía tô rau thơm nấu tôm khô
Top 7 món ăn cho người tiểu đường hi vọng bạn có thể bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày cho những người thân yêu đang mắc tiểu đường hoặc cao huyết áp nhé!
Xem thêm:
Mật Dừa Nước - Giải Pháp Giảm Lượng Đường Tiêu Thụ Hàng Ngày
Bật Mí Cách Sử Dụng Mật Dừa Nước Siêu Hiệu Quả
THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM