Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường là gì? Khi đã mắc bệnh cần ăn uống và thay đổi như thế nào, hãy theo dõi bài viết này!
1. Tìm hiểu bệnh tiểu đường
1.1 Bệnh tiểu đường là gì?
Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hoocmon có tên gọi là insulin, có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc, khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm
1.2 Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường:
Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.
Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.
Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.
Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.
Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như: khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết loét,… Để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không, bạn nên gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm.
Bệnh tiểu đường để lại rất nhiều biến chứng
1.3 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Cách điều trị
Đái tháo đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Là bệnh thường gặp ở người trên 30 tuổi. Điều này xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là kháng insulin. Cũng có thể là do thiếu cả insulin nữa. Người bệnh có thể điều trị bệnh bằng cách thiết lập chế độ ăn uống phù hợp theo sự hướng dẫn của bán sĩ. Đồng thời phải chú ý đến các thuốc uống nhưng cũng có thể phải điều trị bằng insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1 nó chiếm khoảng 75-85% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường.
- Những người béo phì hoặc thừa cân nhất là những người béo bụng.
- Người có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị tiểu đường
- Người trên 40 tuổi cũng rất có khả năng là đối tượng của bệnh tiểu đường
- Người ít hoạt động thể dục thể thao thường xuyên hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động.
- Người bị huyết áp áo.
- Có rối loạn mỡ máu.
- Có bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc người mắc bệnh gout).
Đối tượng tiếp theo là phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Theo thống kế những bệnh nhân tiểu đường thai kỳ phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao lên đến 20%. Các trường đó thường đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó.
Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng. Đối tượng này là những phụ nữ trẻ, béo, tuyến lông phát triển rậm lông. Hay có tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, làm siêu âm thấy buồng trứng 1 hoặc cả 2 bên có rất nhiều nang. Những đối tượng này có hiện tượng kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin nên dễ mắc bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân tiểu đường type 2 thì không cần tiêm trực tiếp insulin mà chỉ cần thường xuyên dùng thuốc. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Người tiểu đường nên kiêng gì
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
Đồ ăn, bánh ngọt, kẹo chứa nhiều đường
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga...
Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Nói không với thức ăn nhanh
3. Tại sao người tiểu đường nên kiêng ngọt
Đã mắc bệnh tiểu đường thì không có nghĩa là người bệnh phải cắt bỏ hoàn toàn trong chế độ ăn của mình mà nên “kiêng”. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn nếu như biết ăn đúng cách, và không có vấn đề gì nếu như bệnh nhân đưa đường vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của mình như
Trái cây, rau, thực phẩm từ sữa cũng chứa lượng đường nhất định, nhưng đây là những loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe và người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn mỗi ngày.
Nên cắt bỏ các thực phẩm có chứa đường bổ sung có trong các loại bánh, kẹo, đồ ngọt và các loại thức ăn chứa biến sẵn.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường và nhiều calo không tốt như nước ép trái cây, đồ uống có ga, rượu bia…
Mặc dù đồ ngọt và đường gây hại cho sức khỏe người tiểu đường tuy nhiên người bệnh tiểu đường không nên kiêng tuyệt đối, chúng ta vẫn có thể ăn, uống theo nhu cầu và quan trọng là phải biết sử dụng đúng cách. Người bệnh tiểu đường nên tạo ra một thực đơn lý tưởng cho mình mỗi ngày, nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hàng ngày: bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường, đạm, béo, vitamin.
Thực tế, nếu người bệnh tiểu đường ăn đồ ngọt ngay sau bữa ăn trưa hoặc tối thì sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu.
Chính vì vậy mà cần lưu ý phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau bữa ăn. Tại thời điểm đó bệnh nhân dùng đồ ngọt sẽ tốt nhất và không làm đường huyết tăng đột ngột. Và tốt nhất là bạn nên ăn vào giữa các buổi sáng, có hai thời điểm mà bạn nên chọn là khoảng 11 giờ sáng hay buổi chiều lúc 5 giờ.
Hạn chế hoặc nói không với rượu bia khi mắc tiểu đường
4. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Nhóm 1: Nhóm thuộc tinh bột, ngũ cốc, khoai và các chất giàu đường bột
Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà không có hoặc có ít vitamin. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cơm hằng ngày, ăn xôi, hay các loại gạo lứt hay khoai lang,... tùy theo nhu cầu năng lượng của mình. Tuy nhiên không nên ăn khoai tây hay bánh mì, bánh gạo,.. vì có thể gây tăng đường huyết.
- Nhóm 2: Nhóm giàu chất xơ, rau củ
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thanh đạm, trong đó không thể thiếu nhóm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, acid amin, chất khoáng giúp cung cấp đầy đủ chất cho người bệnh. Ngoài ăn rau củ luộc bình thường, người bệnh có thể ăn các món rau sống bằng cách trộn làm salad,...
Trong mướp đắng, súp lơ, tảo, rau muống, rau ngót, bí xanh rất tốt cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ chất xơ trung bình ít nhất 14g/1000kcal/ngày. Với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và với nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày.
Nhóm giàu chất xơ, rau củ
- Nhóm 3: Nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm
Nhóm sữa, thịt cá, trứng,... giúp cung cấp chất đạm, sắt, vitamin đảm bảo dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đầy đủ. Người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp nhóm thức ăn này để không bị thiếu chất.
Với những người bị thừa cân hay béo phì chỉ nên ăn thịt nạc như thịt ức gà, không nên ăn thịt có nhiều mỡ, không ăn da gà, vịt, mỡ, nội tạng động vật vì chứa nhiều mỡ.
Nên bổ sung ăn các loại đạm từ thực vật tốt cho cơ thể như đậu phụ hay sữa đậu nành – pha không đường để uống.
Nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm
- Nhóm 4: Nhóm thực phẩm chứa dầu, mỡ, loại hạt có dầu
Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp chất béo, tăng hấp thu vitamin. Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhóm này bằng cách sử dụng dầu thực vật trong chế biến thực phẩm như dầu đậu nành, dầu oliu. Hạn chế dùng mỡ động vật để chế biến thành dầu, ăn nội tạng động vật, óc hay các sản phẩm đóng hộp sẵn.
5. Đường cho người tiểu đường Mật Dừa Nước
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
Nhu cầu sử dụng chất làm ngọt khi mắc tiểu đường
Thiên nhiên 100%
Chỉ số đường huyết thấp GI - 16,69
Người tiểu đường type 2 có thể sử dụng an toàn và mọi người để ngăn ngừa tiểu đường
Mật Dừa Nước ra đời với 100% thành phần từ mật ở cuống buồng dừa nước sau khi được cô đặc, không pha trộn, không tạp chất, không chất bảo quản, giữ nguyên các khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, Vitamin B, Vitamin C.
Vị ngọt đậm đà, sử dụng trong hầu hết các món ăn như làm salad, tẩm ướp nêm nếm, làm bánh pha trà, pha chế, đặc biệt được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ chứng nhận an toàn với người bệnh tiểu đường.
Mật Dừa Nước cực kỳ an toàn cho người tiểu đường
Đó chính là lý do tại sao lại nói mật dừa nước cho người tiểu đường bởi vì đây là chất tạo ngọt hoàn toàn có lợi và tốt cho sức khỏe, giúp chỉ số đường huyết của cơ thể luôn được điều tiết ổn định, hơn nữa có thể sử dụng trong hầu hết các món ăn như đường chúng ta sử dụng hằng ngày, liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Để thuận tiện tối ưu cho khách hàng, chúng tôi thiết lập hệ thống đặt hàng trên các kênh:- Website: https://vietnipa.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/vietnipa/
- Shopee: https://shopee.vn/vietnipa
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/vietnipa-com
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/dua-nuoc-vietnipa/
- Hotline (Zalo): 097 694 5611
- Email: kinhdoanh@vietnipa.com
- Địa chỉ: 526 Bình Phước, Bình Khánh, Cần Giờ, Tp HCM
Xem thêm:
Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?
Gợi Ý 7 Thực Phẩm Tốt Cho Người Tiểu Đường Nên Ăn
7 Món Ăn Phù Hợp Cho Người Tiểu Đường Cao Huyết Áp
THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM