Đường ăn kiêng là giải pháp hiện nay cho những người béo phì muốn giảm cân, những người ăn chế độ healthy lành mạnh, những người tập gym,...Vậy có phải ai cũng biết đường ăn kiêng làm từ gì và có tác dụng phụ hay không? Theo dõi ngay bài viết sau đây.
1. Đường ăn kiêng làm từ gì?
Có quá nhiều người hiểu rằng đường ăn kiêng là các amino axit có vị ngọt, tuy nhiên có những loại đường ăn kiêng được chiết xuất từ những cây quả tự nhiên như đường cỏ ngọt, đường la hán quả và đặc biệt là Mật Dừa Nước, không như những loại đường ăn kiêng khác, đường ăn kiêng làm từ gì thì Mật Dừa Nước chiết xuất 100% từ mật cây dừa nước Cần Giờ, không pha trộn thêm bất kì phụ gia hay tạp chất nào, có thể nói là hoàn toàn thuần túy từ thiên nhiên, giữ nguyên được những khoáng chất có giá trị và có lợi cho cơ thể như Vitamin C, nhóm B, Canxi, Magie, Kali, Photpho, ...an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không chỉ người muốn ăn kiêng, mà người tiểu đường type 2 cũng có thể sử dụng.
Mật dừa nước tinh chất được cô đặc sẽ thành Mật Dừa Nước cô đặc
2. Đường ăn kiêng có gây tác dụng phụ không?
Đường ăn kiêng được xem là một giải pháp khá hoàn hảo, giúp giảm các loại bệnh, tăng cường sức khỏe mà vẫn đảm bảo tốt khẩu vị cho người dùng. Khi đánh giá về loại đường này, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, có khoảng 200 nghiên cứu, khảo sát về độ an toàn của đường ăn kiêng. Và tới thời điểm này, các khảo sát, nghiên cứu đều cho rằng, đường ăn kiêng an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhưng, nó sẽ chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng đúng liều lượng. Tức là, chúng ta chỉ dùng khi quá thèm ngọt, và không được vượt ngưỡng 20mg/người/ngày (tương đương bốn muỗng cà phê đường).
Đối với mật dừa nước là dạng mật lỏng, có thể dùng trực tiếp chấm hoặc pha nước uống cam, chanh, tắc, xay sinh tố, pha nước ép, trà, làm bánh, nấu chè nêm nếm tẩm ướp tất cả các món ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, không có loại thực phẩm có thể dùng “thả ga” mà không đem lại tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù luôn được giới thiệu bằng cụm từ “sugar - free”, điều đó không có nghĩa là đường ăn kiêng không có calorie. Nếu sử dụng quá nhiều, đường ăn kiêng vẫn ảnh hưởng tới cân nặng của người dùng, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa. Đối với những người bị béo phì hoặc các bệnh tim mạch, chỉ nên sử dụng đường ăn kiêng theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn sử dụng.
Sử dụng đường ăn kiêng đúng liều lượng tạo tiền đề cho việc an toàn sức khỏe lâu dài
3. Lưu ý gì khi sử dụng đường ăn kiêng?
Đối với những người khỏe mạnh, không nhất thiết phải sử dụng đường ăn kiêng. Nếu muốn sử dụng cũng chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Sử dụng quá nhiều đường ăn kiêng có thể làm sai lệch khả năng cảm nhận năng lượng trong thực phẩm của cơ thể.
Nói tóm lại, sử dụng đường ăn kiêng không đồng nghĩa với việc bạn được ăn uống thoải mái mà không đặt ra cho bản thân một giới hạn nào với ý nghĩ đường ăn kiêng rất lành tính, hoàn toàn không hề gây ra tác dụng phụ. Để có được sức khỏe tốt, hãy kết hợp giữa một chế độ ăn hợp lý, dùng rau củ quả nhiều với một lịch trình luyện tập thể thao đều đặn và hợp lý.
Sau khi ra đời, đường ăn kiêng nhanh chóng trở thành lựa chọn hoàn hảo cho người dùng, đặc biệt là những người béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Với những lợi ích rõ ràng và thiết thực, đường ăn kiêng xuất hiện ngày càng nhiều trong các khẩu phần ăn. Tuy nhiên, dù có tác dụng tuyệt vời đến đâu, nếu sử dụng không điều độ, vượt ngưỡng cho phép, đường ăn kiêng vẫn mang đến những tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.
Các món ăn với mật dừa nước
Bạn đã hiểu đường ăn kiêng làm từ gì và có tác dụng phụ gì với cơ thể chưa, hãy luôn cân bằng sử dụng đường để có một sức khỏe tốt nhất nhé, nếu bạn quan tâm về Mật Dừa Nước đừng quên liên hệ cho chúng tôi ngay tại đây!
Xem thêm:
Mật Dừa Nước - Giải Pháp Giảm Lượng Đường Tiêu Thụ Hàng Ngày
Bật Mí Cách Sử Dụng Mật Dừa Nước Siêu Hiệu Quả
THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM