7 Cách Giúp Hạ Đường Huyết Bà Bầu Trong Thai Kỳ

7 Cách Giúp Hạ Đường Huyết Bà Bầu Trong Thai Kỳ

Mang thai là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Nếu lượng đường không được kiểm soát thì nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên. Mang thai không chỉ đặt ra những yêu cầu đặc biệt cho cơ thể của họ, nó cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ có thể gây dị tật bẩm sinh. Lượng đường trong máu cao cũng làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và sảy thai. Do đó việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai là đặc biệt cần thiết. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 7 cách giúp hạ đường huyết bà bầu trong thai kỳ, đừng bỏ qua bài viết vì nó thật sự sẽ có ích cho bạn!

1. Bổ sung Vitamin C

Vitamin C là một trong những vitamin thiết yếu cho phụ nữ mang thai, nó có nhiều lợi ích cho phụ nữ trải qua thai kỳ. Vitamin C giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc lượng đường trong máu cao. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải giữ mức vitamin C cao trong chế độ ăn uống của họ khi mang thai. Bạn cũng có thể thêm rau xanh, cà chua, cam, đu đủ và quả mọng vào chế độ ăn uống của bạn để hoàn thành bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Vitamin từ trái cây và rau củ quả

2. Tập thể dục thường xuyên khi mang thai

Bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể được kiểm soát ngay cả khi mang thai. Tập thể dục thường xuyên giúp quản lý cân nặng cũng như mức đường cao vì chúng ta đều biết trong thời kỳ mang thai cân nặng của bà bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Tập thể dục làm tăng sự trao đổi chất của bạn và do đó ngăn ngừa bạn khỏi bệnh tiểu đường, đây cũng là cách giúp hạ đường huyết bà bầu hiệu quả trong thai kỳ. Bạn có thể đi bộ trong 30 phút vì đi bộ là bài tập tốt nhất cho phụ nữ mang thai hoặc bạn có thể theo học cái lớp dạy yoga. Hãy chắc chắn rằng trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

Tập yoga tốt cho sức khỏe mẹ bầu

3. Chia nhỏ bữa ăn và lượng cabs đều trong ngày

Các sản phụ bị tăng đường huyết nên ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều quá no và khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá cách xa nhau để tránh tình trạng đường huyết tăng quá cao sau ăn và đường huyết hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Khoảng 45 đến 65 phần trăm chế độ ăn uống hàng ngày của con người đến từ carbs.Tốt nhất có thể, hãy cố gắng phân tán lượng carbohydrate đó ra đều trong suốt một ngày. Tránh các bữa ăn là tất cả hoặc chủ yếu là carbs. Thay vào đó, hãy cố gắng đảm bảo rằng carbs chiếm không quá 50% của bất kỳ bữa ăn nào. Nên ăn các thực phẩm như thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường, các thực phẩm ít gây tăng đường máu như gạo lức, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

4. Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Theo dõi và đo lường chỉ số đường huyết mỗi ngày trong giai đoạn mang thai là việc làm rất cần thiết. Thai phụ nên trang bị thêm máy đo chuyên dụng tại nhà để thực hiện công việc này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu trường hợp đường huyết vẫn cao, chế độ dinh dưỡng và tập luyện không giúp kiểm soát được hoặc khi siêu âm thấy hình ảnh thai nhi to hơn bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, cần khám thai định kỳ và tuân thủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. 

Đo lường chỉ số đường huyết thường xuyên

5. Hạ đường huyết cho bà bầu bằng thuốc

Nếu các cách giảm tiểu đường thai kỳ ở trên chưa đem lại hiệu quả tốt nhất thì bà bầu cần: Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên hơn bằng cách thăm khám và xét nghiệm đường trong máu thường xuyên. Kết quả về đường huyết sẽ giúp bác sĩ có hướng dẫn về chế độ ăn và vận động phù hợp. Sử dụng thuốc insulin để kiểm soát đường huyết cho bà bầu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại insulin phù hợp. Khi điều trị bằng insulin thì sản phụ cần được theo dõi sát sao, điều này để nhận biết các nguy cơ hạ đường huyết và biến chứng có thể xảy ra.

Thuốc hạ đường huyết cho bà bầu

6. Hạn chế lượng đường hấp thu vào cơ thể

Để ngăn ngừa bản thân khỏi lượng đường trong máu cao, bạn cần phải kiểm soát cảm giác thèm đường của mình trong khi mang thai. Lượng đường cao và béo phì là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai. Điều rất quan trọng là phải kiểm soát hai điều này để điều trị bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu cao. Có rất nhiều loại thực phẩm có đường mà bạn cần tránh như bánh kẹo, trái cây ngọt, chè, kem, các thực phẩm giàu chất béo như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, xào. Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì gói, thịt hộp,... để phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp. Trong trường hợp bạn cảm thấy khó kiểm soát cảm giác thèm ăn của mình trong khi mang thai, bạn có thể chọn chất làm ngọt tự nhiên thay thế cho đường.

Nói KHÔNG với thực phẩm nhiều đường hóa học

7. Sử dụng chất tạo ngọt thay thế tự nhiên - Mật Dừa Nước VIETNIPA

Mật Dừa Nước VIETNIPA là thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm mật dừa nước chiết xuất từ thiên nhiên ra thị trường. Đây là một sản phẩm đường ăn kiêng với hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào, đặc biệt nó có chỉ số đường huyết rất thấp chỉ 16,96. Nó có thể được sử dụng làm chất tạo ngọt thay cho đường trắng tinh chế trong các món ăn của gia đình, giúp hạ đường huyết bà bầu trong thai kỳ mang lại hiệu quả cao. Mật dừa nước phù hợp cho mọi người dùng kể cả người ăn kiêng, ăn thuần chay vì đây là sản phẩm 100% tự nhiên từ thực vật hay cụ thể hơn là cây dừa nước. Không làm tăng lượng đường trong máu, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,...

Mật dừa nước tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ về cách hạ đường huyết bà bầu trong thai kỳ. Phương pháp lâu dài và dễ thực hiện nhất chính là áp dụng đường ăn kiêng - sản phẩm mật dừa nước của thương hiệu Mật Dừa Nước VIETNIPA vào chế độ ăn dinh dưỡng của mẹ bầu. Chín tháng mang thai sẽ là những ngày quý giá nhất đối với người phụ nữ. Điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe của mẹ để mẹ và em bé đều khỏe mạnh. Bằng cách làm theo các biện pháp khắc phục này, bạn có thể ngăn ngừa bản thân khỏi bệnh tiểu đường trong khi mang thai. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết!

 

Xem thêm:

Mật Dừa - Giải Pháp Thay Thế Đường Tốt Nhất Cho Người Tiểu Đường

Uống Tinh Chất Mật Dừa Nước Hàng Ngày Tốt Không?

THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM

Đang xem: 7 Cách Giúp Hạ Đường Huyết Bà Bầu Trong Thai Kỳ

Messenger
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng