Có rất nhiều loại đường ăn kiêng hiện nay trên thị trường và việc phân biệt chúng là loại đường nào thì không phải ai cũng biết, chính vì thế hãy cùng tìm hiểu xem có bao nhiêu loại đường giảm cân cho người béo phì nhé!
FDA là Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
1. Advantame
Là chất ngọt nhân tạo, không chứa calo và cấu trúc hóa học giống như đường aspartame, thậm chí nó còn được tạo ra nhờ phản ứng giữa aspartame và chiết suất vanillin.
Độ ngọt của advantame thường phụ thuộc vào chất nền mà nó được kết hợp. Chẳng hạn, các dung dịch nước của advantame thường có độ ngọt giống với các dung dịch nước chứa 3 - 14% hàm lượng đường. Tuy nhiên, ở trạng thái bình thường, đường advantame có vị ngọt gấp 20000 lần so với đường sucrose, vị ngọt lâu hơn so với đường aspartame.
Advantame đứng đầu trong các chất tạo ngọt nhân tạo được dùng phổ biến, như trong một số kẹo cao su, sản phẩm sữa, đồ uống có hương vị, bánh kẹo, mứt và những loại thực phẩm khác.
Theo FDA thì hàm lượng tiêu thụ mỗi ngày nên chỉ khoảng 32.8mg đường advantame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
2. Steviol glycoside
Đây là loại đường được chiết xuất từ cây cỏ ngọt (thuộc họ Asteraceae) ở Nam Mỹ. Vị ngọt của nó gấp 30 - 320 lần so với đường sucrose (đường ăn từ mía), bền với nhiệt, không lên men cũng như không gây làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường sau khi ăn vì cơ thể không chuyển hóa được steviol glycoside.
Steviol glycoside được sử dụng thay thế cho đường tự nhiên trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường hoặc những ai đang ăn kiêng mà có kiểm soát hàm lượng carbohydrate hấp thụ.
Đường cỏ ngọt
3. Aspartame
Độ ngọt của aspartame gấp 200 lần so với đường sucrose và chứa rất ít calo (khoảng 4 kcal) nên dường như không làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường huyết sau khi ăn. Hơn nữa, đường aspartame thường để lại vị ngọt lâu hơn, thậm chí là vị đắng nên người ta hay trộn loại đường này với chất làm ngọt nhân tạo khác như acesulfame kali để có vị ngọt giống đường sucrose.
Aspartame được sử dụng thay thế cho đường sucrose trong một số đồ uống và thực phẩm.
Theo cơ quan FDA thì cơ thể chỉ nên tiêu thụ khoảng 50mg đường aspartame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Đường ăn kiêng
4. Acesulfame kali
Acesulfame kali, còn gọi là Acesulfame K hoặc Ace K, không chứa calo, có vị ngọt gấp 200 lần so với đường sucrose, vị ngọt giống aspartame hoặc bằng 2/3 vị ngọt của saccharin và bằng 1/3 vị ngọt của sucralose. Vì thế, đường ăn kiêng acesulfame kali có chút hậu vị đắng như đường saccharin.
Cấu trúc của đường acesulfame kali ổn định dù trong nhiệt độ cao hay môi trường có tính axit, bazơ vừa phải nên trở thành phụ gia thực phẩm trong một số bánh nướng và các sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu như đồ uống có ga và dược phẩm.
Theo khuyến cáo, cơ thể chỉ nên hấp thụ khoảng 15 mg kali acesulfame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
5. Sucralose
Độ ngọt của sucralose gấp 320 - 1000 lần so với đường mía, gấp 3 lần so với đường aspartame, 2 lần so với đường saccharin và 3 lần so với đường acesulfame potassium. Đường sucralose không chứa calo.
Đường sucralose hoạt động ổn định dưới sự tác động của nhiệt và kể cả trong môi trường axit và bazơ trung tính. Vì thế, loại đường này được sử dụng trong nấu nướng và các sản phẩm có hạn sử dụng lâu như kẹo, nước giải khát và trái cây đóng hộp.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Canada, lượng sucralose chỉ nên được tiêu thụ khoảng 9mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Độ ngọt của sucralose gấp 320 - 1000 lần so với đường mía
6. Neotame
Là chất ngọt nhân tạo, có cấu trúc hóa học tương tự như đường aspartame. Nó hoạt động ổn định trong môi trường có nhiệt, nhanh chóng được chuyển hóa và hầu như không tích tụ trong cơ thể.
Đường neotame có vị ngọt gấp 7000 - 13000 lần so với vị ngọt của đường sucrose và chứa rất ít calo. Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng neotame để làm giảm chi phí sản xuất đường hoặc si rô ngô.
7. Chiết xuất từ trái La Hán Quả
Loại đường chiết xuất bằng dung môi từ la hán quả có vị ngọt gấp 300 lần so với đường sucrose, chứa ít calo và thường được sử dụng trong các đồ uống giải nhiệt và kể cả trong Đông y theo một số phương thuốc cổ truyền.
La hán quả có nguồn gốc từ Trung Quốc và được Tsunematsu Takemoto bắt đầu nghiên cứu về loại quả này vào đầu những năm 1980 ở Nhật Bản.
8. Mật dừa nước
Đến từ Cần Giờ - Việt Nam, Mật Dừa Nước là sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên. Những giọt tinh chất trích ra từ Cuống Dừa Nước được cô đặc với công nghệ hiện đại, giữ lại hàm lượng cao thành phần dinh dưỡng, tạo cho sản phẩm hương vị đậm đà thơm ngon. Mật Dừa Nước Cô đặc được sử dụng như một giải pháp làm ngọt tự nhiên và có lợi cho sức khỏe. Chỉ số đường huyết của sản phẩm thấp (GI=16,69) nên phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người tiểu đường type 2, ăn chay, ăn kiêng.
Mật dừa nước cô đặc
Với những chia sẻ ở trên hy vọng bạn đã biết thêm các loại đường ăn kiêng, đường giảm cân cho người béo phì, chúc bạn sẽ chọn được loại đường phù hợp và luôn mạnh khỏe!
Xem thêm:
Mật Dừa Nước - Giải Pháp Giảm Lượng Đường Tiêu Thụ Hàng Ngày
Bật Mí Cách Sử Dụng Mật Dừa Nước Siêu Hiệu Quả
THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM